Nhà đầu tư nhìn thấy cơ hội gì ở miền Trung? - Diễn đàn bà bầu ĐangBầu.com

HN Nhà đầu tư nhìn thấy cơ hội gì ở miền Trung?

B

bomthoithum

Thành viên mới
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Egroup kiến nghị về phát triển nguồn nhân lực, đại diện OCB nhắn gửi nên tận dụng cơ hội phát triển chuỗi cung ứng, còn đại diện FLC lại kỳ vọng về khu nghỉ dưỡng, sân golf...

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế miền Trung 2017, ông Nguyễn Ngọc Thuỷ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Egroup kiến nghị cần phải tập trung phát triển nguồn nhân lực. Bởi lẽ, ở bất cứ quốc gia nào, nhân lực là nguồn tài sản quý giá. Để làm được điều đó, theo ông Thuỷ, cần đầu tư vào giáo dục.

Chủ tịch HĐQT Egroup cho biết ông đặt cược vào 2 tiêu chí giáo dục là tiếng Anh và Steam (phương pháp học được áp dụng đầu tiên tại Mỹ với đặc điểm cung cấp kiến thức toàn diện của năm lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học).



Dẫn ra ví dụ về Hàn Quốc, ông nói đất nước này đã chọn tiếng Anh như mũi nhọn, năng lực cốt lõi để gia nhập thị trường toàn cầu. Nhờ vào đó, nhiều tập đoàn ở Hàn đã phát triển như vũ bão.

Đối với phương cách giáo dục Steam, ông Thuỷ cho biết nó mở ra kỹ năng làm chủ trong thời đại phát triển hiện nay, giúp phát triển về tư duy nghệ thuật, phát triển về sáng tạo, mở ra kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo.

“Đây là hai tiêu chí quan trọng. Egroup hợp tác với nhiều tập đoàn thế giới như Hàn Quốc, Mỹ. Chúng tôi mang công nghệ giáo dục hàng đầu thế giới về Việt Nam, đặt cược vào giáo dục tiếng Anh và giáo dục Steam”, ông Thuỷ nói.

Bên cạnh đó, nói về kinh tế miền Trung, vị này lưu ý miền Trung nên xác định chiến lược trọng điểm, chọn ngành công nghiệp trọng điểm và phải ý chí mạnh để theo đuổi mục tiêu đó.

Đại diện Ngân hàng OCB thì nhìn thấy cơ hội cho phát triển cung ứng vì 3 lý do. Thứ nhất, các ngân hàng đang quan tâm đến hệ thống doanh nghiệp nhỏ. Thứ hai, các khu cung ứng, liên kết đã được định hình. Thứ ba, hình thức thanh toán bằng công nghệ đã được nhiều doanh nghiệp miền Trung làm quen, các nhà tài trợ dễ dàng cung cấp tín dụng.

“Chúng tôi đã thực hiện. Nên tận dụng cơ hội này, trước hết từ doanh nghiệp lớn nhìn nhận vai trò của nhà cung ứng và phân phối, họ cần hàng của mình và đi luôn vào phát triển bằng cách mở rộng với người ta. Chúng tôi cũng tin rằng cần có sự cố gắng của ngân hàng, các cấp chính quyền tạo hành lang thông thoáng. Cơ quan chính quyền miền Trung xây dựng dịch vụ công tận dụng quyền năng về dữ liệu đang có. Thông qua hệ thống dữ liệu, tao ra vốn cho các nhà đầu tư”, đại diện OCB nói.

Một đại diện khác của doanh nghiệp là ông Đặng Tất Thắng, Phó TGĐ của Tập đoàn FLC. Vị này không giấu sự kỳ vọng đối với việc đầu tư vào khu nghỉ dưỡng, sân golf ở tại khu vực này.

Theo ông Thắng, du lịch là mũi nhọn của miền Trung. FLC cũng mới đầu tư hoàn thành xong tại Bình Định.

Ông Thắng cho biết khi khu FLC Bình Định vào hoạt động 2016, lượng khách đã tăng 40%, đồng thời, dùng 4.000 lao động địa phương. FLC Quy Nhơn thu hút 335.000 khách du lịch. Tháng 1/2018 khai thác chuyến bay quốc tế đầu tiên đến Bình Định.

Ông Đặng Tất Thắng cho biết tập đoàn vẫn quan tâm và muốn đầu tư vào các tỉnh khác ở miền Trung nên mong được Chính phủ cũng như lãnh đạo các tỉnh ở khu vực này hỗ trợ.

“Như với thủ tục xin làm sân gofl, không biết bao giờ có hành lang pháp lý quy hoạch, thủ tục đầu tư sẽ như thế nào? Chúng tôi có 2-3 dự án và đang chờ. Tôi cho rằng hoàn toàn có thể phân quyền cho địa phương. Thủ tục làm sân gofl mất 1 năm thì không phù hợp tốc độ đầu tư của doanh nghiệp”, ông nói.

Trong thời lượng bị hạn chế của Diễn đàn, nhiều đại diện doanh nghiệp khác không kịp phát biểu đã được đề nghị gửi văn bản để chuyển đến các vị lãnh đạo và công bố công khai.
 
Bên trên