Những nỗi khổ khi sinh mổ cho bà bầu - Diễn đàn bà bầu ĐangBầu.com

Những nỗi khổ khi sinh mổ cho bà bầu

tiptopkid

tiptopkid

Tai nghe thai nhi số 1 Việt Nam
“Nếu có tiền thì sinh mổ cho sướng” – đây dường như là suy nghĩ đơn thuần của rất nhiều chị em trước và trong khi mang bầu. Nhưng, liệu sinh mổ có “sướng” như mọi người vẫn nghĩ?

Sướng ở đây đó là tất cả các mẹ sinh mổ đều không bị rạch tầng sinh môn, do đó, “vùng kín” được lành lặn và đẹp đẽ vẹn nguyên như thời son trẻ. Vết rạch tầng sinh môn được bác sĩ áp dụng đối với những mẹ sinh thường mà tầng sinh môn có tính đàn hồi kém, miệng âm đạo nhỏ hẹp hoặc tầng sinh môn bị sưng phù…có thể khiến cho thai nhi sinh ra khó khăn hoặc thai nhi lớn, vị trí đầu thai không chuẩn. Chính vì không bị rạch tầng sinh môn, nên nỗi lo lắng bị “chồng chán”, “chồng chê” do xập xệ “vùng kín” sẽ tan biến nếu các mẹ lựa chọn sinh mổ.


Ảnh minh họa

Cái khổ đè át cái sướng


Sướng chẳng được là bao, nhưng khổ thì không kể xiết. Các mẹ sinh mổ không chỉ đối mặt với nỗi lo vòng 2 phát tướng, vết mổ đau đớn mà còn có thời gian hồi phục lâu hơn gấp nhiều lần so với các mẹ sinh thường.

Cực khó để trở về vóc dáng thời son trẻ

Sẹo do vết mổ gây ra có vị trí ngay phía dưới rốn, nằm ngang ở bụng, khá ảnh hưởng đến thẩm mĩ nếu các mẹ diện bikini khoe dáng sau này. Ngoài ra, sau khi sinh các mẹ phải nằm im 24 tiếng trên giường và chỉ được phép tập đi lại sau khi mổ ít nhất là 01 ngày. Ngoài ra, nếu như các mẹ sinh thường có thể thoải mái chườm nóng, nằm úp sấp và mặc quần gen bụng để thu nhỏ vòng 2 sau khi sinh, thì các mẹ sinh mổ phải chờ tới 4 tháng để vết mổ được ổn định mới được tập thể dục giữ dáng. Chị Lan – 28 tuổi, khu đô thị Mỹ Đình chia sẻ: “Mình cứ tưởng đẻ mổ là nhàn, là sướng. Ai ngờ còn khổ hơn cả đẻ thường. Da mình độc hay sao ấy mà đến cả tuần sau vết mổ vẫn sưng, đến tận tháng thứ 5 mới dám tập yoga để giảm béo mà chẳng ăn thua, người vừa béo vừa xấu cũng đành chịu”.



Vòng 2 sồ sề là nỗi lo của chị em sinh mổ (ảnh minh họa)
Thiếu chất do kiêng khem, da xuống cấp

Mổ đi kèm với việc các mẹ phải kiêng khem không được ăn thịt bò, hạn chế ăn hải sản và người bị nóng do phải truyền thuốc kháng sinh. Kiêng khem dẫn tới thiếu chất, thiếu các loại vitamin (A, B3, E, C..), hệ miễn dịch yếu và da xuống cấp, sồ sề và thâm ráp. Các mẹ sinh mổ lại ngại ăn uống, ngại đi lại, dẫn đến cơ thể đã thiếu chất lại càng thiếu chất hơn.




Da dẻ thô ráp khó hồi phục (ảnh minh họa)

Tốn chi phí

Phỏng vấn chị Hoa, một sản phụ sinh mổ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chị cho biết, chị được bác sĩ chỉ định ở lại viện theo dõi trong 1 tuần, vì chị bị viêm khi mổ nên phải dùng thêm các loại thuốc kháng sinh đắt tiền khác, rồi nào là tiền phòng, tiền dịch vụ, công sức cả nhà mòn mỏi thăm nom, ra vào bệnh viện chăm sóc... Mặc dù quyết định đẻ mổ ngay từ đầu, nhưng nếu so sánh chi phí với một mẹ đẻ thường thì quả là tốn gấp mấy lần.


Sinh mổ tốn nhiều tiền hơn gấp mấy lần so với sinh thường
Và còn nhiều nỗi khổ khác

Đau đớn, chực chờ trong bệnh viện, em bé sinh ra bị thiệt thòi so với những bé được sinh thường, quy trình chăm sóc sau mổ vất vả, lâu dài là những nỗi khổ mà các mẹ sinh mổ thường gặp phải. Chưa kể đến, nếu sinh mổ, các mẹ phải chờ đến 3 năm sau mới được có thêm em bé, em bé sinh lần sau cũng phải sinh mổ mà không được có sự lựa chọn khác.



Những nỗi khổ chực chờ của các mẹ sinh mổ


Chúc các bà mẹ tương lai thuận lợi đón em bé theo cách tự nhiên nhất.

 
Bên trên