Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng rêu tảo bể thủy sinh cá cảnh? - Diễn đàn bà bầu ĐangBầu.com

HCM Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng rêu tảo bể thủy sinh cá cảnh?

S

saokohaku09

Thành viên chính thức
Hồ thủy sinh http://hocacattuong.com/san-pham/104_ho-thuy-sinh.html bị rêu tảo chắc chắn là “cơn ác mộng” của nhiều người có hồ cảnh. Xuất hiện rêu tảo không chỉ làm hồ nước trông nhếch nhác mà nó còn độc hại điều kiện sống của nhiều loại cá cảnh. Thay vì đợi đến khi thấy các loại rêu tảo mới cuống cuồng tìm cách loại bỏ – Sao không tìm biện pháp ngăn ngừa ngay từ lúc đầu?




Dưới đây chính là các phương pháp hữu hiệu có tác dụng giúp bạn hạn chế bể thủy sinh bị rêu tảo. Đừng chần chừ mà hãy tham khảo ngay bây giờ nhé!

Trồng nhiều cây thủy sinh

Hồ thủy sinh mini hoặc là hồ lớn gì cũng vậy thôi, trồng nhiều cây xanh có tác dụng hạn chế tảo xâm nhập. Các loại cây dạng bụi có đặc tính mọc rất nhanh. Chúng tiêu thụ nhanh lượng chất dinh dưỡng thừa ở trong nước. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chẳng còn đồ ăn “thừa” cho rêu tảo. Nhờ đó giúp giảm số lượng rêu tảo trong bể cá cảnh.

Đổi nước đều đặn

Tốt nhất là nên thay nước hồ cá thủy sinh 1 lần/tuần. Nitrogen và Phosphates được coi là 2 chất rêu tảo rất thích. Định kỳ thay đổi nước hồ sẽ loại bỏ những chất đó.


Hãy nhớ, khi thay nước hồ đừng đổi 100%. Bạn chỉ cần thay khoảng chừng 30% - 40% lượng nước là được rồi.

Thả một số loại cá ăn rêu tảo

Hồ thủy sinh nên nuôi gì nhỉ? Đương nhiên là nên nuôi cá rồi. Nhưng mà ngoài một số loại cá cảnh thông thường thì chúng ta nên chọn nuôi kết hợp với một vài loại cá ăn rêu tảo. Thêm nữa, các bạn nên thả một vài loại cá ăn tảo vào hồ sớm. Chờ đến khi hồ thủy sinh bị rêu tảo quá nhiều mới thả vào thì công hiệu chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng đó!


Một vài loại cá nên thả như: Otocinclus, cá trực thăng, họ Mully… Nên tránh một số loại cá ăn tảo lớn bởi vì nó quá khổ so với hồ cá của nhà bạn. Ngoài ra, loại cá Corydoras cũng giúp làm sạch thức ăn thừa dưới nền hồ cá. Như vậy có thể giúp phòng tránh trường hợp rêu tảo lan sâu xuống đáy hồ.

Giảm bớt ánh sáng

Lúc thiết kế hồ thủy sinh, chúng ta nên chú ý đến yếu tố ánh sáng. Việc này cũng đơn giản thôi mà! Bạn chỉ cần giảm thời gian chiếu sáng bằng đèn. Hoặc là đặt bể cá ở những vị trí đừng có ánh nắng chiếu rọi trực tiếp. Giảm lượng ánh sáng dưới mức trung bình đôi khi cũng giúp giảm rêu tảo hiệu quả đấy!

Làm sạch rêu tảo bằng tay

Lúc làm hồ thủy sinh nếu thấy xuất hiện tình trạng rêu tảo thì bạn hãy lấy bàn chải để chà sạch. Chỉ là không phải tảo nào cũng loại bỏ bằng tay được. Nhiều loại tảo có hại cần dùng thuốc chuyên dụng hoặc phải ngâm thuốc tím. Các bạn nhớ là nên ngâm xả lại thật kỹ những món phụ kiện để tránh hóa chất vẫn còn dính lại nhé!

Kiểm soát rêu tảo bằng hóa chất

Hiện nay có một số loại hóa chất chuyên dụng có tác dụng kiểm soát hồ thủy sinh bị rêu tảo tốt. Nhưng mà bạn không thể tự ý dùng bừa bãi được. Do đó, bạn nhất định phải cân chỉnh liều lượng cho đúng, tránh làm chết cá và các cây thủy sinh.




Khi đã cho hóa chất vô bể thủy sinh, các bạn hãy thay đổi nước ngay lập tức. Hãy thêm lớp than hoạt tính để lọc nước bể cá nhé!

Khử rêu tảo bằng các tia cực tím

Trong quá trình thi công hồ thủy sinh, các bạn hãy gắn thêm đèn chiếu tia cực tím ở chỗ đầu máy lọc. Như thế nước hồ đều được diệt sạch vi sinh vật có hại. Tuy rằng dùng hệ thống đèn này cũng khá đắt tiền. Có điều bù lại nó giúp phòng ngừa rêu tảo rất tốt đấy!


Để giảm nguy cơ bể thủy sinh xuất hiện rêu tảo có rất nhiều cách. Cho dù bạn là người mới hoặc là người đã có nhiều kinh nghiệm chơi bể thủy sinh đều có thể làm được.


Ngoài ra, khi mà các bạn phát hiện rêu tảo lắng đọng dưới đáy hồ nhiều, các bạn nên dùng chất kết tủa để làm vón xác tảo lại. Sau đó chỉ cần lấy vợt vớt hết lên rồi bỏ đi là được. Nhất định không nên bỏ dư đồ ăn và nếu đàn cá chết hãy vớt hết ra. Nếu như để quá lâu sẽ khiến nước hồ cá dễ bùng phát rêu tảo đấy!
 
Bên trên