Mẹ bầu chửa ngực, nên làm gì để giảm nguy cơ chảy xệ? - Diễn đàn bà bầu ĐangBầu.com

Mẹ bầu chửa ngực, nên làm gì để giảm nguy cơ chảy xệ?

Đặng Bội Ngọc

Đặng Bội Ngọc

Thành viên chính thức
Chửa ngực là hiện tượng rất dễ gặp ở mẹ bầu khi mang thai . Vậy làm cách nào để giảm khó chịu và ngăn ngừa nguy cơ chảy xệ ? Hãy cùng Dangbau.com tìm hiểu nhé !


Chửa ngực là gì?


Chửa ngực là hiện tượng thường gặp ở thai phụ trong thời kỳ đầu bầu bí. Theo BS Quốc Tuấn, Khoa Sản, BV Từ Dũ TPHCM, kích thước, hình dáng của "đôi gò bồng đảo" chủ yếu do mô mỡ quyết định. Trong suốt thai kỳ, do sự kích thích của các nội tố trong cơ thể, các mạch máu ở tuyến vú phình to, mô mỡ tăng lên. Đồng thời, các ống dẫn sữa cũng phát triển mạnh để chuẩn bị cho khả năng tiết sữa gây nên hiện tượng chửa ngực.

Kích thước của bầu ngực sẽ thu nhỏ dần sau giai đoạn cho con bú. Tuy nhiên, có thể ngực sẽ không còn săn chắc như trước khi mang thai do thiếu hụt nội tiết tố estrogen. Sau giai đoạn cho con bú, chửa ngực sẽ hết.

Và một điều chắc chắn nữa là nếu trong lần mang thai đầu tiên, bạn bị “chửa ngực” thì trong những lần mang thai tiếp theo, bạn cũng sẽ gặp phải hiện tượng này.


Chửa ngực khi mang thai đồng nghĩa với mẹ có nhiều sữa sau sinh?

Trái với những lời đồn thổi, bầu ngực thai phụ to hay nhỏ không quyết định lượng sữa. Bầu ngực của mẹ bầu to hay nhỏ, không quyết định tới việc đủ hay thiếu sữa cho con bú. Việc nhiều sữa phụ thuộc vào cơ địa và tuyến sữa của người phụ nữ đó. Có người ngực lép nhưng nguồn sữa vẫn dồi dào nhưng cũng có người chửa ngực nhưng sữa vẫn không đủ cho con bú.

Một chế độ dinh dưỡng phong phú và hợp lý cùng với trạng thái tâm lý ổn định, thoải mái sẽ ảnh giúp người mẹ có đủ sữa tốt cho con. Việc bà bầu phát triển ngực quá mức cũng hoàn toàn không hại gì cho thai nhi.


Lời khuyên cho mẹ bầu bị chửa ngực
  • Chọn áo ngực vừa vặn, chất liệu cotton thoáng mát, có độ nâng tốt, không gọng và vệ sinh ngực mỗi ngày sạch sẽ. Khi ngực của bạn đã phát triển quá lớn, bạn nên mặc loại áo ngực thể thao mỏng nhẹ ngay cả khi ngủ nếu không ngực bạn sẽ làm giãn dây chằng và bị chảy xệ.
  • Dùng các sản phẩm chống rạn da để thoa vào bầu ngực. Mẹ bầu có thể thoa ngay từ khi mới mang bầu để tác dụng được tốt hơn.
  • Giữ tư thế thẳng lưng để tránh mỏi lưng hay khó thở, nằm nghiêng khi ngủ hoặc đặt gối nâng đầu và ngực lên cao. Nếu bị khó thở kéo dài, bạn nên đi khám cụ thể.
  • Massage nhẹ nhàng vùng ngực để giúp máu lưu thông tốt hơn và xoa dịu cảm giác căng tức ngực. Tránh massage ngực trong những tháng đầu thai kỳ vì dễ gây hiện tượng co thắt tử cung.

  • Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng, bạn nên bổ sung Vitamin D, E mỗi ngày. Tránh những thức ăn quá mặn, tránh uống các chất kích thích như ca cao, cà phê. Vì đây là những yếu tố làm tăng thêm sự căng ngực.
  • Chườm lạnh hoặc tắm vòi hoa sen để cải thiện lưu thông huyết mạch, giúp ngực bớt căng, đau. Đắp lá bắp cải lạnh lên ngực khi thư giãn, nghỉ ngơi cũng là một cách hay để bạn giảm cảm giác đau ngực.

 
Bên trên