Ngâm chân đúng cách, mẹ bầu tránh được sưng phù, ngủ ngon giấc - Diễn đàn bà bầu ĐangBầu.com

Ngâm chân đúng cách, mẹ bầu tránh được sưng phù, ngủ ngon giấc

Đặng Bội Ngọc

Đặng Bội Ngọc

Thành viên chính thức
Chứng phù nề xuất hiện ở những tháng cuối thai kỳ chắc chắn đã gây cho mẹ bầu khá nhiều khó chịu.Vậy làm sao để giảm sưng phù, thoải mái hơn ? Hãy cùng tìm hiểu các bài thuốc ngâm chân dưới đây nhé mẹ bầu nhé !


Tại sao bà bầu hay bị sưng phù chân?


Ngâm chân khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu giảm thiểu các khó chịu do đau nhức

Trong 3 tháng cuối cùng của thai kì, các bà bầu thường gặp phải hiện tượng phù chân hay còn gọi là “xuống máu chân”. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, bất tiện cho các mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật. Rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Phù nề khi mang thai xuất hiện do nhiều nguyên như tăng cân trong thai kỳ, ăn mặn, ít vận động, ngồi lâu hay ngồi nhiều…. Ngoài ra, việc cơ thể mẹ tạo máu và dịch nhiều hơn 50% so với bình thường để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi phát triển cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị phù nề trong thai kỳ.


Một lý do khác khiến chân bà bầu sưng to lên trong thời gian mang thai. Một loại hormone mang tên relaxin hoạt động. Làm nới lỏng các khớp xung quanh xương chậu để tới lúc lâm bồn. Em bé có chỗ để đi xuống ống sinh sản và vào khung xương chậu.

Hormone này cũng làm nới lỏng các dây chằng ở bàn chân, gây ra hiện tượng gião xương bàn chân. Thực tế, xương bàn chân không hề to lên mà chỉ là các dây chằng giữ xương với nhau không còn được chặt chẽ như bình thường nữa.


Chịu khó thường xuyên ngâm chân khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon và sâu hơn

Công dụng tuyệt vời của việc ngâm chân khi mang thai đối với mẹ bầu

Dù là một hoạt động rất đơn giản, nhưng ngân chân khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu giảm thiểu được nhiều triệu chứng khó chịu trong thai kỳ và mang lại giấc ngủ ngon về đêm.

Lưu thông khí huyết

Do khi ngâm chân, khí huyết được lưu thông, dưới tác động của nhiệt, mạch máu tại bàn chân giãn nở và tăng cường lưu thông máu. Do vậy mà mẹ bầu sẽ cảm thấy khoan khoái, dễ chịu, giấc ngủ cũng tốt hơn.

Giảm thiểu các bệnh đau nhức, sưng phù

Phụ nữ khi mang thai thường xuất hiện triệu chứng phù nề đặc biệt là ở chân và bàn chân. Đổ nước ấm vào bồn ngâm chân, sau đó thêm một chút gừng và muối vào. Ngâm chân trong 15 – 20 sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương, sưng phù.

Ngủ ngon giấc hơn

Mẹ bầu nếu thường xuyên ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ thì sẽ dễ ngủ hơn, giấc ngủ sẽ sâu hơn.

Cải thiện tình trạng căng thẳng, mệt mỏi

Đối với những mẹ bầu mà cả ngày phải đi lại, làm việc nhiều. Thì việc ngâm chân với nước ấm rất có lợi. Nó sẽ giúp xoa dịu mệt mỏi, khôi phục sức khỏe. Bởi nước ấm tác động vào các huyệt đạo dưới da và mang đến tác dụng thư giãn tích cực.

Trị các bệnh ngoài da và khử mùi hôi chân

Kể cả với phụ nữ sau sinh, đây là thời điểm cơ thể đang yếu (theo cách nói của người xưa). Rất dễ bị bệnh vậy nên mọi người thường khuyên phụ nữ sau sinh đi tất suốt thời gian ở cữ (khoảng 1 tháng). Cũng chính là nhằm giữ ấm đôi bàn chân. Bởi suốt thời kì mang thai 9 tháng 10 ngày và khi sinh nở làm cho người phụ nữ hao tổn khí huyết.

Phương pháp ngâm chân giảm phù nề cho phụ nữ mang thai


Thành phần cần chuẩn bị:
  • Trà (dùng bã trà)
  • Muối hột (1 muỗng)
Ngâm chân với muối đặc biệt hữu ích cho phụ nữ mang thai vì nó điều chỉnh hơn 300 phản ứng sinh hóa, các phụ tá của cơ bắp và chức năng thần kinh, giữ cho xương chắc khỏe và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
  • Xả tươi (đập dập khoảng 3 tép, gừng tươi 1 nhánh (giã ra) hoặc cắt thành lát (ngâm lâu hơn cho ra chất), chanh 1 trái (cắt nhỏ ra)
Cách làm:

Đổ trà vào cho nước nấu sôi vào, trộn các thành phần còn lại trong thau gỗ hoặc inox (đừng dùng thau nhựa) vì có thể ra các tạp chất không tốt. Đợi khoảng 10-15 phút cho các thành phần hòa lẫn vào nhau. Sau đó pha với nước lạnh (sờ vào vừa đủ ấm là được) rồi cho chân vào ngâm. Mẹ bầu nhớ chuẩn bị 1 khăn bông để lau chân nhé.

Hoặc là mẹ bầu có thể ngâm chung với gừng và muối; muối, lá lốt hoặc lá ngải cứu để tăng hiệu quả của việc ngâm chân. Đây là những phương pháp mẹ bầu có thể thay đổi mỗi lần ngâm chân.

Lưu ý đặc biệt với mẹ bầu nếu muốn ngâm chân khi mang thai



Mặc dù ngâm chân mang lại nhiều lợi ích vàng nhưng mẹ bầu cũng nên lưu ý một số điều sau để việc ngâm chân đạt được tác dụng tuyệt đối:

Nhiệt độ nước ngâm chân thường ở khoảng 38 – 43 độ C. Và tốt nhất là không vượt quá 45 độ C.

Không nên ngâm chân quá lâu chỉ nên ở khoảng 15 – 30 phút. Nếu ngâm quá lâu sẽ rất dễ dẫn đến trường hợp thiếu máu lên não. Mẹ bầu nên ngâm chân đến khi cơ thể nóng lên và đổ mồ hôi nhẹ là vừa.

Thời gian ngâm chân tốt nhất là 5 – 7 giờ tối. Đây là lúc thận mạnh mẽ nhất.

Không nên ngâm chân sau khi ăn, nên đợi khoảng 1 tiếng rồi mới ngâm chân. Vì sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

Massage chân cho bà bầu sau khi ngâm chân rất tốt cho mẹ bầu. Các chị em hãy nhờ người thân (đặc biệt là các đấng ông chồng) hoặc tự mình massage 10-15 phút cho đôi bàn chân của mình trước khi đi ngủ.

 
Bên trên