Những thay đổi tâm lý khi mang thai mà mẹ nên chú ý - Diễn đàn bà bầu ĐangBầu.com

Những thay đổi tâm lý khi mang thai mà mẹ nên chú ý

Đặng Bội Ngọc

Đặng Bội Ngọc

Thành viên chính thức
Trong quá trình “bầu bí”, cơ thể phụ nữ xảy ra nhiều sự thay đổi về thể chất lẫn tinh thần. Vậy sự thay đổi tâm lý khi mang thai của mẹ bầu diễn ra như thế nào, cách khắc phục tình trạng này ra sao?



Thay đổi tâm lý khi mang thai là tình trạng thường gặp ở bà bầu trong thai kỳ

Bà bầu thay đổi tâm lý khi mang thai, nguyên nhân do đâu?

Đa số chị em phụ nữ khi bước vào thai kỳ sẽ không thể lường trước được những bất ổn về mặt tâm lý diễn ra. Khi mang thai, thông thường các mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, thèm ăn vô cớ, khó chịu, cáu gắt, dễ quên … mà nguyên nhân của sự thay đổi là do:
  • Những thay đổi trong quá trình trao đổi chất. Thời điểm thụ thai thành công, cơ thể chưa quen với sự xuất hiện của thai nhi dẫn đến tình trạng ốm nghén đi kèm triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn… làm tinh thần mẹ sa sút trầm trọng.
  • Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ. Cụ thể là hàm lượng hormone estrogen và progesterone thay đổi, tác động đến hệ thần kinh dẫn đến biến đổi tâm trạng.
  • Tâm trạng thất thường sẽ diễn ra vào tam cá nguyệt đầu tiên (trong khoảng 6-10 tuần đầu). Sự khó chịu này sẽ trở lại trong 3 tháng cuối thai kỳ, khi mẹ bắt đầu chuẩn bị cho quá trình “vượt cạn”.
Dấu hiệu thay đổi tâm lý khi mang thai trong từng giai đoạn

Sự thay đổi tâm lý khi mang thai có thể khác nhau tùy vào môi trường sống và thể trạng cơ thể của mỗi người. Nhưng nhìn chung có thể liệt kê một số biểu hiện tâm lý thường gặp ở bà bầu như sau:

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ
  • Vui mừng, hạnh phúc khi biết mình có thai
  • Hồi hộp, lo lắng
  • Mệt mỏi, cáu gắt
  • Hay quên, đãng trí
  • Mong muốn nhận sự quan tâm từ chồng
Trong 3 tháng giữa thai kỳ
  • Tò mò, hồi hộp với giới tính của trẻ
  • Gia tăng cảm xúc yêu thương
  • Hay suy nghĩ vẩn vơ
  • Dễ khóc, nhiều cảm xúc
  • Khó tập trung, hay ngờ vực
Thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ
  • Cảm giác nặng nề, chán chường
  • Cảm thấy cô đơn, tự cô lập
  • Nôn nóng, bồn chồn
  • Sợ hãi những thứ xung quanh
  • Lo âu trong những ngày trước sinh
Thay đổi tâm lý khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nếu mẹ hay căng thẳng, lo lắng khi mang thai thì thai nhi có khả năng sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ như:

Ảnh hưởng đến trí thông minh

Thai phụ bị suy sụp tinh thần làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi khiến con không có đủ chất dinh dưỡng để phát triển, đặc biệt là phát triển não bộ.


Bà bầu căng thẳng khi mang thai có thể khiến trẻ sinh ra bị chậm nói

Nguy cơ tăng động cao

Khi mẹ bị căng thẳng, cơ thể sẽ liên tiếp sản sinh ra dolpamine và cortisol - hormone gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Những loại hormone này có thể truyền cho thai nhi thông qua nhau thai khiến hệ thần kinh của bé không ổn định, nguy cơ cao gây ra chứng tăng động ở trẻ.

Ảnh hưởng khả năng ngôn ngữ

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng 15% trẻ em có mẹ gặp vấn đề tâm lý khi mang thai sẽ gặp các vấn đề về khả năng ngôn ngữ, biểu hiện thường gặp là trẻ chậm nói.

Ảnh hưởng tính cách

Tâm trạng của mẹ bầu không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi mà còn góp phần vào việc hình thành tính cách của trẻ. Do đó, nếu mẹ thường xuyên cáu gắt trẻ sinh ra rất dễ nổi giận, quấy khóc ...

Bí kíp cải thiện tâm lý khi mang thai

Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia dành cho bà bầu để xây dựng đời sống tinh thần ổn định, vui vẻ trong suốt thai kỳ:


Thái độ quan tâm, chăm sóc của các ông chồng sẽ giúp xoa dịu tâm lý bà bầu khi mang thai
  • Vai trò của người chồng là không thể thiếu vì phần lớn các chị em đều cần sự quan tâm đặc biệt từ người bạn đời của mình. Chồng phải thường xuyên quan tâm, chăm sóc, hỏi han để tạo cảm giác an toàn, giảm thiểu cảm giác lo âu cho bà bầu.
  • Chia sẻ, tâm sự về suy nghĩ, cảm nhận của mình với người thân, bạn bè. Điều này sẽ giúp mẹ giải toả tâm trạng hiệu quả cùng những lời khuyên quý giá.


  • Làm việc, nghỉ ngơi điều độ, chăm sóc bản thân nhiều hơn. Mẹ có thể đọc sách, nghe nhạc, xem phim, đi spa… để thư giãn.
  • Đọc sách, tham khảo kiến thức về sức khỏe sinh sản, chia sẻ kinh nghiệm mang thai với những mẹ khác để thêm vững tin, bớt lo âu vẩn vơ khi mang thai.
  • Tạo không gian sống sạch đẹp, xinh xắn sẽ giúp tinh thần mẹ cải thiện rõ rệt.
  • Chú ý chế độ ăn uống cung cấp đủ chất dinh dưỡng để bà bầu có sức khỏe tốt, đầy sức sống.
  • Cố gắng giữ tâm trạng bình tĩnh, suy nghĩ theo hướng tích cực, xử lý các vấn đề với thái độ thiện chí.
  • Vận động nhẹ nhàng bằng cách tập thể dục, đi bộ, tập yoga khi mang thai… sẽ giúp mẹ duy trì vóc dáng và giữ tinh thần luôn được thoải mái.
 
Bên trên