Thời điểm giao mùa: Mẹ bầu cẩn thận với cảm cúm - Diễn đàn bà bầu ĐangBầu.com

Thời điểm giao mùa: Mẹ bầu cẩn thận với cảm cúm

Đặng Bội Ngọc

Đặng Bội Ngọc

Thành viên chính thức
Giao mùa là thời điểm mà tình hình bệnh cảm cúm khi mang thai bùng phát mạnh mẽ nhất. Do sức đề kháng yếu nên hầu như mẹ bầu nào cũng sẽ bị cảm ít nhất 1 lần trong thai kỳ.


Rửa tay bằng nước sạch thường xuyên

Bệnh cảm cúm thường xảy ra vào thời điểm giao mùa là do thời tiết đột ngột thay đổi khiến vi khuẩn có cơ hội sản sinh nhiều hơn. Cảm cúm có thể lây qua đường không khí và thậm chí là cầm nắm. Vì thế để tránh mắc cảm cúm khi mang thai, mẹ bầu cần đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người bệnh, thường xuyên rửa tay cũng giúp mẹ phòng bệnh hiệu quả.


Tình trạng cảm cúm khi mang thai thường xảy ra khi giao mùa

Một lưu ý nhỏ của các bác sĩ dành cho mẹ bầu khi rửa tay bằng xà phòng là nên chọn loại xà phòng dạng chai có vòi hoặc dạng lỏng. Các bánh xà phòng dạng cứng không được bảo quản kỹ dễ dàng tạo điều kiện cho vi khuẩn cư trú và sinh sôi phát triển.

Mẹ cần rửa tay sau mỗi lần đi vệ sinh và trước khi ăn, xoa đều tay với xà phòng ít nhất là 10 phút. Sau đó, rửa sạch tay bằng nước và lau thật khô vì khi tay còn ướt rất dễ lây khuẩn.

Súc miệng bằng nước muối hai lần mỗi ngày

Mẹo nhỏ súc miệng bằng nước muối sẽ giúp mẹ bầu chặn đứng được cơn viêm họng và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trong hệ hô hấp. Khi mẹ súc miệng bằng nước muối đều đặn hằng ngày còn giúp cải thiện tình trạng hôi miệng và các vấn đề về nha chu khi mang thai.
Loại nước muối dùng để súc miệng nên được nấu sôi và để nguội, trữ sẵn trong chai thủy tinh dùng dần. Mẹ nên pha nước muối loãng để tránh khô miệng sau khi sử dụng. Mỗi ngày sáng và tối bà bầu súc miệng bằng nước muối sau đó mới đánh răng. Mất khoảng 30s để loại trừ toàn bộ vi khuẩn có trong khoang miệng.


Súc miệng bằng nước muối giúp hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn

Tập thói quen massage mũi

Nếu như thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh dần thì nhất định mẹ bầu phải tập cách massage mũi thường xuyên hơn. Ngoài lây qua cầm, nắm, tiếp xúc trực tiếp thì virus cảm cúm cũng dễ dàng lây qua con đường hô hấp, và mũi chính là con đường mà virus sẽ cư trú lâu nhất. Những dấu hiệu ban đầu của cảm cúm khi mang thai là hắt hơi, chảy nước mũi liên tục, nghẹt mũi,...
Vì thế, việc xoa bóp và massage thường xuyên cánh mũi cùng với tinh dầu sẽ rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh cảm cúm và làm dịu đi sự khó chịu của mẹ.

Thai phụ có được uống thuốc cảm?


Nếu không may mẹ bị cảm cúm khi mang thai cũng đừng nên lo lắng quá. Nếu các triệu chứng được điều trị kịp thời thì virus sẽ không có cơ hội xâm nhập vào nhau thai. Việc uống thuốc cảm cúm khi mang thai không được khuyến khích vì một số thành phần của thuốc trị cảm lạnh được đánh giá là an toàn cho mẹ nhưng vẫn có một số thành phần khác có thể gây tác dụng phụ đến thai nhi.
Hầu hết các loại thuốc cảm đều có thành phần kháng sinh dùng để điều trị đa triệu chứng nên cần kết hợp nhiều loại thuốc lại với nhau. Khi uống thuốc cảm đồng thời sẽ giúp các cơn đau nhức, chóng mặt, buồn nôn cải thiện nhưng các loại thuốc điều trị tổng hợp không an toàn cho bà bầu.


Một bát cháo thịt bò tía tô có thể giúp điều trị cảm cúm khi mang thai hiệu quả

Tốt nhất khi cảm cúm mẹ hãy trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc và hạn chế tối đa việc dùng thuốc trong ba tháng đầu của thai kỳ, vì đây là giai đoạn thai nhi dễ bị tổn thương nhất. Nếu các triệu chứng chỉ mới xuất hiện, mẹ nên giải cảm tại nhà bằng cách uống nhiều nước và nước trái cây, ăn cháo hành lá hoặc tía tô và lau người với nước ấm.

 
Bên trên