Đặng Bội Ngọc
Thành viên chính thức
Mật ong không chỉ làm tăng hương vị món ăn mà đối với mẹ bầu, nó còn mang rất nhiều công dụng khác.
Bà bầu có ăn được mật ong không?
Các chuyên gia đã nhận định việc bà bầu ăn mật ong là điều an toàn, miễn rằng sản phẩm đã qua quá trình tiệt trùng.
Một nguyên nhân gây lo ngại về mật ong sống là có thể gây ngộ độc. Tuy nhiên, nguy cơ này chỉ ảnh hưởng đến trẻ nhỏ dưới một tuổi vì hệ thống tiêu hóa của bé còn non nớt. Trong khi đó, hệ thống tiêu hóa ở người trưởng thành có chứa vi khuẩn botulinum, có khả năng ngăn chặn quá trình ngộ độc.
Tác dụng của mật ong với bà bầu
Một số ưu điểm của mật ong đối với phụ nữ mang thai có thể kể đến gồm:
Mật ong rất tốt cho mẹ bầu nếu như bạn sử dụng với một lượng vừa phải. Một thìa súp mật ong chứa gần 8,6g đường. Do vậy, hãy chỉ dùng tối đa khoảng 5 muỗng mật ong mỗi ngày, liều lượng này tương đương với 180 – 200 calo.
Tác dụng phụ của mật ong với bà bầu
Nếu lạm dụng mật ong, mẹ bầu có thể gặp một số tác dụng phụ nhất định, chẳng hạn như:
Một số lưu ý dành cho phụ nữ mang thai những lúc sử dụng mật ong để đạt được lợi ích sức khỏe tốt nhất:
Bà bầu có ăn được mật ong không?
Một nguyên nhân gây lo ngại về mật ong sống là có thể gây ngộ độc. Tuy nhiên, nguy cơ này chỉ ảnh hưởng đến trẻ nhỏ dưới một tuổi vì hệ thống tiêu hóa của bé còn non nớt. Trong khi đó, hệ thống tiêu hóa ở người trưởng thành có chứa vi khuẩn botulinum, có khả năng ngăn chặn quá trình ngộ độc.
Tác dụng của mật ong với bà bầu
Một số ưu điểm của mật ong đối với phụ nữ mang thai có thể kể đến gồm:
- Giảm mất ngủ: Tình trạng mất ngủ khi mang thai dễ dàng làm phiền lòng bất cứ mẹ bầu nào. Tuy nhiên, bạn cũng đừng lo lắng bởi đã có giải pháp từ các nguyên liệu thiên nhiên. Việc uống một tách sữa nóng có pha 1 thìa mật ong trước khi lên giường sẽ giúp mẹ bầu có được giấc ngủ ngon.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch: Đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa của mật ong giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Tác dụng của mật ong với bà bầu còn có thể kể đến bao gồm chữa lành vết trầy xước, vết bỏng nhẹ và ợ nóng bằng cách trung hòa axit dạ dày.
- Giảm nhẹ cảm lạnh và ho: Đặc tính kháng virus của mật ong có khả năng ức chế hoạt động của virus trong cơ thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh. Thêm vào đó, một tác dụng của mật ong với bà bầu nữa là đóng vai trò như một chất giảm ho hiệu quả.
- Giảm đau họng: Khi bị đau họng, mẹ bầu hãy nghĩ đến mật ong để giúp làm giảm triệu chứng khó chịu. Cách sử dụng cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần thêm một muỗng mật ong vào trà gừng hoặc nước chanh ấm là đủ.
- Chữa loét: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng mật ong thường xuyên có thể hỗ trợ làm giảm sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori, một tác nhân gây loét dạ dày khi mang thai.
- Cải thiện sức khỏe da đầu: Tác dụng của mật ong với bà bầu không chỉ dừng lại ở tác dụng “bổ trong” mà còn “tốt ngoài”. Nếu đang bị cảm giác ngứa da đầu và gàu làm phiền, hãy đun một ít mật ong với nước ấm và thoa lên da đầu để giảm nhẹ các tình trạng tóc như vậy.
- Giàu chất chống oxy hóa: Chất chống oxy hóa từ lâu đã được ca ngợi là một vũ khí bí mật để chống lại các gốc tự do. Khi phụ nữ mang thai, chất chống oxy hóa rất cần thiết bởi không chỉ cung cấp thêm lá chắn cho mẹ bầu tránh khỏi tác động xấu nhất của các gốc tự do mà còn bảo vệ sức khỏe bằng cách cải thiện hệ thống miễn dịch.
- Tăng mức năng lượng: Khi mang thai, sẽ có những lúc bạn cảm thấy kiệt sức mà không có lý do. Một số chuyên gia cho rằng việc em bé đang dần lớn lên trong bụng khiến mẹ bầu tiêu tốn nhiều năng lượng để phục vụ cho nhu cầu phát triển của bé và nội tiết tố thay đổi có thể khiến phụ nữ mang thai dễ dàng mệt mỏi. Mật ong rất giàu calo lành mạnh và sẽ trở thành chất tăng cường năng lượng tuyệt vời.
Mật ong rất tốt cho mẹ bầu nếu như bạn sử dụng với một lượng vừa phải. Một thìa súp mật ong chứa gần 8,6g đường. Do vậy, hãy chỉ dùng tối đa khoảng 5 muỗng mật ong mỗi ngày, liều lượng này tương đương với 180 – 200 calo.
Tác dụng phụ của mật ong với bà bầu
Nếu lạm dụng mật ong, mẹ bầu có thể gặp một số tác dụng phụ nhất định, chẳng hạn như:
- Tăng độ nhạy cảm với insulin: Mật ong làm tăng lượng đường trong máu và nghiêm trọng hơn là tình trạng đề kháng insulin vì hấp thụ hơn 25g đường fructose mỗi ngày là không an toàn đối với phụ nữ mang thai.
- Gây co thắt: Việc ăn quá nhiều mật ong sẽ dẫn đến co thắt dạ dày, tiêu chảy, táo bón và đầy hơi. Thực phẩm này cũng tăng tính axit trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và làm chậm quá trình tiêu hóa.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng: Hàm lượng đường cao trong mật ong có thể gây sâu răng khi mang thai và mòn răng.
- Tăng cân: Lượng calo phong phú có trong mật ong sẽ dễ khiến mẹ bầu tăng cân khi mang thai.
Một số lưu ý dành cho phụ nữ mang thai những lúc sử dụng mật ong để đạt được lợi ích sức khỏe tốt nhất:
- Ưu tiên sản phẩm mật ong tiệt trùng
- Mật ong hữu cơ là một ý gợi ý tốt vì sản phẩm không phải trải qua quá nhiều quá trình chế biến
- Tránh thêm mật ong vào đồ uống nóng bởi nhiệt độ cao sẽ loại bỏ các enzyme có lợi
- Không bao giờ thêm mật ong vào thực phẩm giàu vitamin C và vitamin D vì các khoáng chất có trong mật ong sẽ phá hủy lợi ích của các vitamin này.